Phí BAF là gì? Thông tin chi tiết về phí BAF

22/07/2023

BAF có thể hiểu đơn giản là phụ phí vận tải phổ biến đang được rất nhiều người biết đến hiện nay. Khoản phí này được hãng tàu thu với mục đích dùng để bù đắp chi phí cho mình do thị trường xăng dầu biến động. Vậy cụ thể, phí BAF là gì?. Bài viết dưới đây Vietpost Logistics sẽ tổng hợp thông tin chi tiết giúp bạn hiểu rõ hơn về loại phí này.


1. Phí BAF là gì? So sánh BAF với EBS

BAF hay EBS đều được gọi chung là những loại phụ phí. Loại phụ phí này thường được nhắc đến khá nhiều trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Đối với nhiều người, nhất là những người “không chuyên” họ thường nhầm lẫn hai loại phí này với nhau. Tuy nhiên, trên thực tế đây là hai loại phí khác khau.

BAF (hay còn gọi là phí BAF) là tên viết tắt của cụm từ Bunker Adjustment Factor có nghĩa là phụ phí biến động giá nhiên liệu. Đây là khoản phụ phí nằm ngoài cước biển được hãng tàu thu từ chủ hàng với mục đích bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu. Thuật ngữ tương đương với BAF là FAF (Fuel Adjustment Factor).

Phí BAF là gì?

Phí BAF là gì?

Phụ phí biến động giá nhiên liệu được áp dụng vào những năm 1971 sau “cú sốc giá dầu lửa” (oil price shocks). Khi đó, giá xăng dầu tăng vọt với biên độ cực lớn khiến hoạt động vận tải phát sinh thêm nhiều chi phí. Vậy nên, để bù đắp chi phí đã bỏ ra, các hãng tàu đã tiến hành thu phụ phí biến động giá nhiên liệu đối với hàng hóa khi vận chuyển.

Mặc dù BAF và EBS đều là các khoản phụ phí được thu khi xuất hiện sự biến động về giá nhiên liệu, cụ thể là xăng dầu. Thế nhưng, hai loại phí này vẫn có sự khác biệt. Theo đó, BAF là phí được thu đối với hàng hóa được vận chuyển trên tuyến Châu Âu. Còn EBS lại là phụ phí được thu đối với hàng hóa được vận chuyển trên tuyến Châu Á.

>> Có thể bạn quan tâm: Những loại hàng hóa thông dụng vận chuyển đường biển chi tiết nhất

2. Hãng tàu thu phí BAF với mục đích gì? Cách tính như ra sao?

Hiện tại, việc thu phụ phí nhiên liệu là điều quá quen thuộc đối với nhiều người khi xuất nhập khẩu hàng hóa. Đặc biệt, vào những thời điểm giá nhiên liệu có biến động lớn. Chính vì thế, các hãng tàu thu phụ phí nhiên liệu với mục đích như sau:

  • Bù đắp lại khoản chi phí phát sinh do giá nhiên liệu biến động. Nhiên liệu tăng cao đột ngột là điều có thể khiến hãng tàu phải tốn nhiều chi phí hơn để duy trì hoạt động vận tải ổn định. Do đó, họ cần thu lại khoản phí đã bỏ ra từ khách hàng để bù đắp lại chi phí đó.
  • Bù đắp lại doanh thu giảm do biến động. Thị trường xăng dầu tăng lên đột ngột chính là lý do khiến hãng tàu phải bỏ ra nhiều chi phí hơn để thực hiện hoạt động vận tải hàng hóa. Khi chi phí mà các hãng tàu bỏ ra tăng lên và mức doanh thu thu về không đổi thì họ sẽ bị giảm doanh thu thực tế. Vì thế, việc thu phí BAF giúp họ giảm gánh nặng về chi phí bỏ ra để thực hiện hoạt động vận tải.

Đối với cách tính BAF, tại mỗi hãng tàu sẽ có sự khác nhau nhất định. Thông thường, loại phụ phí này được tính theo phần trăm của cước biển hoặc một khoản tiền cụ thể tính trên một tấn hàng, một mét khối hàng hoặc cả container.

Để tính được phụ phí BAF, các hãng tàu phải quan tâm đến hai yếu tố là giá nhiên liệu và hệ số thương mại. Cụ thể như sau: BAF = giá nhiên liệu x hệ số thương mại. Trong đó, giá nhiên liệu được tính là giá nhiên liệu trung bình tại các cảng trọng điểm trên thế giới. Còn hệ số thương mại phản ánh mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình trên một giao dịch.

Thế nhưng, các hãng tàu thường đưa ra mức thu BAF riêng. Mức thu này sẽ được kiểm soát bởi Ủy ban Châu Âu (EC) để đảm bảo không có sự thông đồng giữa các hãng tàu khi đưa ra mức thu.

Mục đích phí BAF được thu khi xuất nhập khẩu hàng hóa

Mục đích phí BAF được thu khi xuất nhập khẩu hàng hóa

3. Nguyên nhân phí BAF được áp dụng hiện nay?

Sở dĩ, BAF được áp dụng cho các tuyến vận tải Châu Âu là vì vào những năm 1970 đã xảy ra “cú sốc giá dầu lửa”. “Cú sốc” này khiến giá nhiên liệu tăng vọt với biên độ cực lớn. Ngoài mức tăng ấy thì hãng tàu phải bỏ ra nhiều chi phí hơn để duy trì hoạt động vận tải. Cụ thể, để có thể duy trì được tốc độ vận chuyển và đảm bảo dịch vụ vận tải diễn ra thuận lợi, họ sẽ phải đầu tư nhiều tiền hơn vào chi phí nhiên liệu.

Trong khi đó, khi giá xăng dầu tăng cao, các hãng tàu, nhất là trong công hội không thể điều chỉnh được giá cước để ứng phó với tình hình thực tế. Do đó, để có thể điều chỉnh được chi phí, họ đã áp dụng thu phí BAF. Việc điều chỉnh phụ phí nhiên liệu linh hoạt khi vẫn giữ nguyên giá cước là cách tốt nhất giúp hãng tàu bù đắp chi phí cho mình.

Tùy thuộc vào từng hãng tàu và hiệu hội tàu mà mức phụ phí nhiên liệu sẽ được thu khác nhau. Chính vì thế, có thể dựa vào điều kiện thực tế mà các hãng tàu sẽ tiến hành thu BAF phù hợp.

4. Một số loại phụ phí liên quan trong hoạt động xuất nhập khẩu

Bên cạnh việc quan tâm đến phí BAF, khi xuất nhập khẩu hàng hóa, để đảm bảo không bị “mất tiền oan”, bạn cần nắm được một số khoản phụ phí khác như:

  • Phí CAF: Đây là phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ. Thông thường, hãng tàu sẽ thu phụ phí này khi xảy ra sự biến động tỷ giá ngoại tệ và họ thu để bù đắp cho sự chênh lệch đó.
  • Phí GRI: Đây là phụ phí tăng giá cước vận chuyển vào mùa cao điểm. Với những thời điểm như giáng sinh, năm mới,… khi nhu cầu vận chuyển hàng hóa của mọi người tăng cao, hãng tàu sẽ tiến hành thu khoản phụ phí này.
  • Phí LSS: Đây là phụ phí giảm thải lưu huỳnh được thu đối với phương tiện khi vận chuyển xả thải khí lưu huỳnh ra môi trường vượt quá mức quy định.
  • Phụ phí DDC: Đây là phụ phí giao hàng tại cảng đến. Khoản phí này được thu để bù đắp cho chi phí dỡ hàng khỏi tàu và sắp xếp container trong cả và phí ra vào cổng cảng.
  • Phí CIC: Đây là phí mất cân đối container. Theo đó, khoản phụ phí này được hãng tàu thu để bù đắp chi phí vận chuyển container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu.

Bên cạnh đó, còn rất nhiều phụ phí khác khi xuất nhập khẩu hàng hóa bạn cần nắm được. Bạn có tham khảo thêm để đảm bảo hoạt động vận tải hàng hóa diễn ra suôn sẻ và ít phát sinh phí nhất.

Bài viết trên đây của Vietpost Logistics đã tổng hợp thông tin đầy đủ và chi tiết nhất về phí BAF. Hy vọng, những thông tin hữu ích này sẽ mang đến nhiều kiến thức cho bạn.

>> Xem thêm: Khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần lưu ý điều gì?