Mua bán online gian lận liệu có được đơn vị vận chuyển chịu trách nhiệm?

16/11/2023

Thời gian gần đây, việc mua bán online đang trở thành một trong những xu hướng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Không chỉ giúp người mua tiết kiệm thời gian mà còn giúp họ tiết kiệm công sức đi lại mà vẫn có thể mua được thứ mình cần. Mặc dù được đánh giá khá tiện lợi, tuy nhiên việc đặt mua hàng hóa theo cách này cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Trong trường hợp, mua bán online gian lận ảnh hưởng đến người mua thì đơn vị vận chuyển có phải chịu trách nhiệm không?. Câu trả lời sẽ được Vietpost Logistics chia sẻ qua bài viết dưới đây.


1. Mua hàng online tiềm ẩn nhiều nguy cơ lừa đảo

Đối với nhiều người, nhất là những người thường xuyên mua sắm, có lẽ khi nhắc đến cụm từ “mua hàng online” chắc hẳn không còn quá xa lạ. Thay vì đến tận nơi mua hàng, nhiều người tiêu dùng lại lựa chọn ngồi nhà và đặt hàng online. Các kênh mua sắm họ lựa chọn có thể là Facebook, Shopee, Lazada,… hoặc các website bán hàng phổ biến từ nước ngoài như: Chemmist, Ebay, Amazon,Woolworth,...

>> Xem thêm: Top 7 trang web mua hàng online ở Úc nổi tiếng nhất hiện nay

Với ưu thế giúp người mua có thể lựa chọn được bất cứ thứ gì họ cần chỉ trong một cú click chuột, mua hàng trực tuyến dần “lên ngôi” và trở thành xu hướng được nhiều người lựa chọn. Song, chính niềm yêu thích mua sắm đơn giản, thuận tiện của mọi người lại vô tình tạo ra kẽ hở để kẻ xấu lợi dụng lừa đảo.

Hiện nay, không khó để người tiêu dùng có thể bắt gặp một trường hợp bị lừa đảo khi mua sắm online. Hành vi gian lận mua bán online gian lận có thể xuất phát từ người bán. Tuy nhiên, cũng có thể bắt nguồn từ những người trực tiếp thực hiện hoạt động vận chuyển.

Người mua hàng sẽ phải đối mặt với một số tình huống như bị người bán “gài mua” hàng nhái; bị đánh tráo hàng hóa đặt mua, bị thu khống cước phí khi vận chuyển. Chính vì thế, để đảm bảo hoạt động mua hàng online luôn diễn ra một cách an toàn, bạn nên tìm hiểu kỹ về người bán và sản phẩm của họ. Đồng thời, bạn cũng cần xác thực hàng hóa đặt mua và cước phí vận chuyển khi giao đến.

Mua hàng online có thể gặp phải tình trạng lừa đảo

Mua hàng online có thể gặp phải tình trạng lừa đảo

2. Mua bán online gian lận, dịch vụ vận chuyển chịu trách nhiệm như thế nào?

Dịch vụ vận chuyển có thể coi là “cầu nối trung gian” giúp hoạt động mua bán online diễn ra thành công. Đơn vị vận chuyển đảm nhận vai trò nhận hàng từ người bán và chuyển đến người mua trong thời gian thỏa thuận. Nếu như không có dịch vụ vận chuyển thì hoạt động mua bán giữa hai bên rất khó có thể được xác lập.

Lợi dụng điều này, một số người kinh doanh online đã cố gắng tìm cách lừa đảo và thực hiện hành vi mua bán online gian lận. Họ có thể giới thiệu sản phẩm một kiểu nhưng gửi đi một sản phẩm khác. Hay nói cách khác là “treo đầu dê, bán thịt chó”. Thậm chí, nhiều bên còn cố tình kê khai sai lệch hàng hóa để tính chênh chi phí đơn hàng nhằm thu lợi cá nhân.

Vậy khi xuất hiện hành vi mua bán online gian lận, đơn vị vận chuyển có phải chịu trách nhiệm không?. Trên thực tế cho thấy, để có thể xác định trách nhiệm thuộc về ai, thông thường phải đánh giá vào tình hình cụ thể.

Trường hợp đơn vị vận chuyển chịu trách nhiệm

Đối với trường hợp này, các đơn vị vận chuyển chỉ chịu trách nhiệm khi và chỉ khi hành vi gian lận được thực hiện trong quá trình vận chuyển và thuộc phạm vi quản lý của họ. Một số trường hợp cụ thể có thể nhắc đến như: thu khống cước phí cao hơn, đánh tráo hàng hóa hoặc giao hàng không đúng hẹn,… Với những tình huống này, đơn vị vận chuyển sẽ có chế tài xử lý và chịu trách nhiệm theo thỏa thuận với các bên liên quan.

Mặc dù, hành vi gian lận xuất phát từ một cá nhân, nhưng hầu hết các đơn vị vận chuyển đều đứng ra chịu trách nhiệm. Bởi vì, hành vi đó gây tổn hại trực tiếp đến khách hàng. Để bù đắp thiệt hại đó, đơn vị giao nhận đảm nhiệm sẽ đền bù theo quy định cụ thể.

Trường hợp đơn vị vận chuyển không chịu trách nhiệm

Nếu hành vi mua bán online gian lận xuất phát từ người gửi hoặc các đơn vị kinh doanh thì công ty vận chuyển sẽ không chịu trách nhiệm cho trường hợp này. Bởi, có nhiều đơn vị cố tình lừa đảo bằng cách bán hàng mặt đằng, gửi hàng một nẻo. Chính vì thế, khi hàng đến nơi và người nhận không đồng ý nhận hàng thì bên vận chuyển sẽ chuyển hàng lại cho người gửi. Đồng thời, một trong hai bên phải thanh toán phí vận chuyển cho đơn vị giao nhận.

Đối với những trường hợp, hàng hóa bị hư hỏng, bị gửi nhầm (màu sắc, size,..),… dựa vào tình hình cụ thể mà phương án xử lý sẽ được đưa ra.

Các trường hợp đơn vị vận chuyển chịu trách nhiệm và không chịu trách nhiệm cho hành vi gian lận

Các trường hợp đơn vị vận chuyển chịu trách nhiệm và không chịu trách nhiệm cho hành vi gian lận

>> Xem thêm: Dịch vụ Fulfillment là gì? Chi tiết từ A - Z

3. Hạn chế gian lận khi mua hàng online bằng cách nào?

Hiện nay, để hạn chế tình trạng gian lận khi mua hàng online, bạn nên áp dụng một số cách sau:

  • Tìm hiểu kỹ thông tin người bán và sản phẩm của họ để chắc chắn không gặp phải tình huống lừa đảo khi mua hàng.
  • Lựa chọn hình thức ship COD cho đơn hàng đặt mua. Dịch vụ này sẽ cho phép bạn kiểm tra hàng hóa trước khi thanh toán. Nếu như hàng bạn nhận được không đúng với sản phẩm đặt mua thì bạn có thể trả hàng và truy cứu trách nhiệm cho người gửi.
  • Hạn chế thanh toán trước khi nhận hàng đối với các sản phẩm mua sắm online.
  • Nắm chính xác về cước phí vận chuyển để không bị thu khống phí dịch vụ.
  • Đàm phán rõ ràng với người bán về những sự cố có thể gặp phải về đơn hàng cũng như hỏi kỹ về thời gian đổi trả hàng hóa.

Để hạn chế tối đa những hành vi mua bán online gian lận, bạn cần nắm chắc thông tin được Vietpost Logistics chia sẻ qua bài viết trên đây. Hãy ứng dụng những thông tin này một cách khoa học để tránh được những rủi ro không mong muốn và đảm bảo hàng hóa nhận về đúng với sản phẩm đặt mua.

>> Xem thêm: Gom hàng là gì? Lợi ích gom hàng mang đến cho ngành Logistics