Quy định về nhãn mác hàng hóa khi xuất nhập khẩu, bạn cần biết

20/09/2023

Nhãn mác hàng hóa là một trong những vấn đề mà các cá nhân, doanh nghiệp cần quan tâm khi thực hiện xuất nhập khẩu một lô hàng. Bởi vì, đối với hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ có những quy định riêng về nhãn mác. Vậy cụ thể đó là những quy định gì?. Câu trả lời sẽ được Vietpost Logistics giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.


1. Khái niệm về nhãn mác hàng hóa

Nhãn mác hàng hóa không còn là cụm từ quá xa lạ đối với nhiều người khi nhắc đến. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều chưa thực sự hiểu rõ về khái niệm của cụm từ này.

Chính vì thế, để giúp các cá nhân, doanh nghiệp thực sự hiểu rõ nhãn hàng hóa là gì? Tại Khoản 1, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 đã giải thích chi tiết về nhãn hàng hóa như sau:

“Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa.”

Khái niệm cơ bản về nhãn mác hàng hóa bạn cần nắm được kho xuất nhập khẩu

Khái niệm cơ bản về nhãn mác hàng hóa bạn cần nắm được kho xuất nhập khẩu

2. Nhãn hàng hóa gồm những nội dung gì?

Về cơ bản, nhãn hàng hóa khi dán trên sản phẩm cần phải có đủ các nội dung cần thiết để mô tả về loại hàng hóa. Theo quy định trong Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về nhãn hàng hóa thì nhãn mác phải gồm có những nội dung bắt buộc sau:

  • Thứ nhất: Thông tin về tên hàng hóa.
  • Thứ hai: Thông tin về tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa.
  • Thứ ba: Xuất xứ hàng hóa.
  • Thêm vào đó, tùy vào tính chất của từng loại hàng mà nhãn mác của hàng hóa phải có thêm một số thông tin khác theo quy định như: Định lượng, ngày sản xuất, ngày hết hạn, thành phần, hướng dẫn sử dụng,…

>> Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm vận chuyển hàng từ Úc về Việt Nam

3. Cách ghi nhãn hàng hóa chi tiết nhất

Bất kỳ loại hàng nào khi muốn lưu thông trên thị trường đều phải có nhãn mác theo quy định. Dù là hàng được sản xuất trong nước hay hàng hóa nhập khẩu thì nhãn mác luôn phải đi kèm trùng khớp với loại hàng đó. Vậy cụ thể cách ghi nhãn hàng hóa như thế nào?

Ghi nhãn mác hàng hóa như thế nào?

Ghi nhãn mác hàng hóa là hành động mô tả lại đặc tính, tính chất của hàng hóa dưới thông tin, chữ viết, hình ảnh. Điều này nhằm giúp người tiêu dùng nhận biết được loại hàng hóa đó là gì.

Cụ thể, tại Khoản 2, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP đã giải thích chi tiết như sau:

“Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.”

Vị trí nhãn mác hàng hóa

Khi dán nhãn cho hàng hóa, các cá nhân & doanh nghiệp cần phải chú ý về vị trí nhãn hàng hóa. Thêm vào đó, vị trí để nhãn mác phải tuân thủ 2 nguyên tắc sau:

  • Nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.
  • Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.

Vị trí dán nhãn theo quy định mà bạn cần đảm bảo khi thực hiện

Vị trí dán nhãn theo quy định mà bạn cần đảm bảo khi thực hiện

Màu sắc của chữ, ký hiệu, hình ảnh trên nhãn mác

Màu sắc của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn mác hàng hóa đã được quy định chi tiết tại Điều 6, Nghị định 43/2017/NĐ-CP:

“Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn hàng hóa phải rõ ràng. Đối với những nội dung bắt buộc theo quy định thì chữ, chữ số phải có màu tương phản với màu nền của nhãn hàng hóa.”

>> Xem thêm: Phân biệt vận đơn nháp, vận đơn gốc và vận đơn copy cho người mới

Kích thước chữ, số trên nhãn và nhãn hàng hóa

Đối với kích thước nhãn hàng hóa, kích thước chữ và số trên nhãn đã được quy định chi tiết tại Điều 5 của Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Căn cứ vào Điều này có thể tóm tắt như sau:

Các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa tự xác định kích thước của nhãn hàng hóa, kích thước chữ và số thể hiện trên nhãn hàng hóa nhưng phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

  • Ghi được đầy đủ nội dung bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này;
  • Kích thước của chữ và số phải bảo đảm đủ để đọc bằng mắt thường và đáp ứng các yêu cầu sau đây:
  • Kích thước của chữ và số thể hiện đại lượng đo lường thì phải tuân thủ quy định của pháp luật về đo lường;
  • Trường hợp hàng hóa là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn thì chiều cao chữ của các nội dung bắt buộc trên nhãn không được thấp hơn 1,2 mm. Còn đối với trường hợp một mặt của bao gói dùng để ghi nhãn (không tính phần biên giáp mí) nhỏ hơn 80 cm2 thì chiều cao chữ không được thấp hơn 0,9 mm.

Ngôn ngữ trên nhãn mác hàng hóa

Ngôn ngữ ghi trên nhãn hàng hóa phải tuân thủ những yêu cầu sau:

  • Đối với những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa phải được ghi bằng tiếng Việt, trừ trường hợp quy định của Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
  • Đối với các loại hàng hóa được sản xuất và lưu thông trong nước, pháp luật quy định, bên cạnh việc thực hiện quy định hàng hóa phải được ghi bằng tiếng Việt thì nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác cần phải tương ứng nội dung thể hiện bằng tiếng Việt trước đó. Kích thước chữ được ghi trên nhãn hàng hóa bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt.
  • Đối với các loại hàng hóa được các cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện một cách chưa được đầy đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì các cá nhân, tổ chức nhập khẩu hàng hóa cần phải có nhãn phụ để thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

Theo quy định của pháp luật thì các nội dung sau được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh bao gồm như sau:

  • Thứ nhất nội dung về tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt.
  • Thứ hai: Thông tin về tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hóa học, công thức cấu tạo của hóa chất, dược chất, tá dược, thành phần của thuốc.
  • Thứ ba: Thông tin về tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa.
  • Thứ tư: Các thông tin cụ thể về tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài có liên quan đến sản xuất hàng hóa theo quy định của pháp luật.

Bài viết trên đây của Vietpost Logistics đã cung cấp thông tin chi tiết về quy định của nhãn mác hàng hóa. Với chia sẻ này hy vọng bạn đã nắm được những nội dung cụ thể để thực hiện việc ghi và dán nhãn cho hàng hóa đúng theo quy định.

>> Xem thêm: Vận chuyển quốc tế là gì? Những hình thức vận chuyển quốc tế