Chi tiết về điều kiện Incoterms khi xuất nhập khẩu theo đường hàng không

12/05/2023

Lựa chọn các điều kiện Incoterms trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa theo đường hàng không là một trong những vấn đề được rất nhiều người làm trong ngành Logistics quan tâm. Điều này có thể đơn giản là không phải điều kiện Incoterms nào cũng có thể sử dụng khi vận chuyển qua đường hàng không. Vậy nên sử dụng điều kiện Incoterms nào khi xuất, nhập khẩu theo đường hàng không?. Hãy cùng Vietpost Logistics giải đáp chi tiết ở nội dung dưới đây.

1. Thông tin chung về Incoterms

Nội dung trong Incoterms đề cập cụ thể trong bản hợp đồng ngoại thương

Nội dung trong Incoterms đề cập cụ thể trong bản hợp đồng ngoại thương

Incoterms (International Commercial Terms) được biết đến là bộ quy tắc thương mại quốc tế do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) ban hành. Incoterms đầu tiên được công bố vào năm 1936, đến nay bộ quy tắc này đã trải qua 8 lần sửa đổi (mới nhất là năm 2020). Mặc dù, nội dung trong Incoterms có sự thay đổi trong mỗi lần sửa đổi, song nó vẫn xoay quanh việc quy định trách nhiệm của bên bán và bên mua được đề cập cụ thể trong bản hợp đồng ngoại thương.

Incoterms không có tính phủ định, nội dung của phiên bản sau cũng sẽ không phủ định phiên bản trước. Do đó, người mua và người bán có thể thoải mái lựa chọn bản phù hợp nhất với giao dịch và thỏa thuận của mình. Bên cạnh đó, Incoterms còn mang một số đặc điểm chính như sau:

  • Các điều kiện trong Incoterms sẽ không có tính cố định.
  • Điều kiện Incoterms áp dụng với những loại hàng hóa hữu hình, đồng nghĩa với việc sẽ không áp dụng với hàng hóa hữu hình.
  • Incoterms có giá trị thấp hơn luật pháp của quốc gia (không mang tính chất ép buộc).

* Lưu ý: Cả bên mua và bên bán có thể tùy ý lựa chọn bản Incoterms phù hợp với hàng hóa và các điều khoản mà 2 bên muốn thực hiện để đưa vào trong bản hợp đồng thương mại quốc tế.

2. Điều kiện Incoterms áp dụng khi xuất nhập khẩu theo đường hàng không

Trong 11 điều kiện Incoterms (bản Incoterms 2020) áp dụng cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa có 7 điều áp dụng cho mọi loại hình vận chuyển hàng hóa và 4 điều kiện chỉ áp dụng cho đường sông và đường biển. Do đó, đối với việc nhập khẩu theo đường hàng không sẽ sử dụng một số điều kiện Incoterms như: EXW, FCA, CPT, CIP, DAT, DAP và DDP. Cụ thể như sau: 

Điều kiện EXW – Giao tại xưởng

Điều kiện EXW quy định trong hợp đồng

Điều kiện EXW quy định trong hợp đồng

Đối với điều kiện giao hàng tại xưởng, người bán sẽ chỉ có nghĩa vụ hỗ trợ bên mua hàng đóng gói hàng hóa đủ điều kiện hoặc theo tiêu chuẩn đã quy định trong hợp đồng. Ngoài ra, bên bán cũng sẽ phải đưa hàng hóa lên phương tiện ở ngay nhà máy, kho hàng của mình.

Bởi vì mua hàng tận xưởng, bên mua sẽ phải thực hiện tất cả các thủ tục mua bán, sắp xếp hàng hóa, container đến nhà máy, xưởng của người bán để nhận hàng. Tiếp đến là làm các thủ tục xuất khẩu, đặt chỗ lên máy bay cho đến khi đưa hàng về tận nhà của mình. Trong trường hợp không trực tiếp đến tận nơi, bạn sẽ làm việc với người giao nhận hàng ở nước ngoài để thay mặt mình thực hiện các công việc nhận hàng và sắp xếp hàng hóa lên máy bay theo đúng lịch trình. 

>> Có thể bạn quan tâm: [TỔNG HỢP] Cách lựa chọn công ty vận chuyển Úc Việt tại Hà Nội bạn cần biết

Điều kiện FCA – Giao cho người chuyên chở

Khi áp dụng điều kiện FCA bên bán hàng sẽ phải giao hàng và bốc xếp hàng hóa lên phương tiện chuyên chở của người mua đã chờ sẵn tại kho hoặc nhà máy (điều kiện này sẽ tương tự với điều kiện mua hàng EXW). Thế nhưng, nếu có thỏa thuận giao hàng đến địa điểm trung gian nào đó, bên bán hàng sẽ phải chịu các chi phí, rủi ro khi vận chuyển như hàng hóa hỏng hỏng, mất hàng,…cho đến khi giao hàng cho đơn vị vận chuyển được người mua chỉ định.

Thêm vào đó, bên bán hàng sẽ không có trách nhiệm dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải của mình. Dựa vào điều kiện này người mua sẽ phải mua bảo hiểm tại nơi nhận hàng đầu tiên cho đến khi về đến địa điểm nhận hàng của mình.

Điều kiện CPT – Cước phí trả tới đích

Điều kiện CPT thường áp dụng cho hình thức vận chuyển đa phương thức, nhưng được sử dụng nhiều nhất cho các lô hàng Air. Thêm vào đó, người bán hàng sẽ đặt trước chỗ trên máy bay, đưa hàng lên sân bay và làm các thủ tục liên quan trước khi đưa hàng lên máy bay. Mọi cước phí phát sinh cho đến khi hàng đến cảng đích sẽ do bên bán hàng chi trả. 

Về phía người mua sẽ tiến hành làm thủ tục xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa từ cảng đích đến nhà hay cửa hàng của mình. Tất cả mọi chi phí trong giai đoạn này sẽ do người mua chi trả. Đồng thời từ khi nhận hàng ở cảng đích mọi rủi ro sẽ chuyển sang cho người mua. Do đó, để giảm thiểu thiệt hại cho mình, người mua nên mua thêm bảo hiểm hàng hóa.

>> Xem thêm: [BẠN CÓ BIẾT] Nên mua bảo hiểm hàng hóa gửi vận chuyển khi nào không?

Điều kiện CIP – Cước phí và bảo hiểm trả tới đích

Điều kiện CIP bổ sung thêm trách nhiệm bảo hiểm cho phía người bán. Thế nhưng, rủi ro tổn thất sẽ tính cho người mua khi hàng được chuyển lên máy bay. Vậy nên, người mua hàng cũng nên cân nhắc kỹ các điều kiện bảo hiểm của phái người bán. Các công việc khác như book tàu, chuyển hàng lên tàu, chi trả cước vận chuyển hàng hóa đến cảng đích đều thuộc về người mua (giống với điều kiện CPT).

Điều kiện nhóm D (DAT- DAP- DDP)

Điều kiện nhóm D (DAT- DAP- DDP) được sử dụng nhiều nhất trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa theo đường hàng không

Điều kiện nhóm D (DAT- DAP- DDP) được sử dụng nhiều nhất trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa theo đường hàng không

Điều kiện nhóm D sẽ bao gồm 3 điều kiện cụ thể là: DAT (giao hàng tại bến), DAP (giao hàng tại nơi đến), DDP (Giao đã trả thuế hoặc giao hàng đã thông quan xuất nhập khẩu). Điểm cuối nhận hàng đó chính là bến, tàu, cầu tàu và nơi đến quy định. Trong đó, nơi đến quy định có thể là nhà kho hay kho hàng không thuộc sân bay hoặc Ga Liên vận quốc tế.

Điều kiện DAT – Giao tại bến

Điều kiện DAT sẽ phân định rạch ròi giữa chi phí, rủi ro của bên bán và bên mua hàng. Thêm vào đó, người bán sẽ là người chịu mọi chi phí vận chuyển, bảo hiểm và rủi ro trước khi hàng được chuyển đến cảng đích. Về phía người bán sẽ chịu mọi rủi ro từ khi dỡ hàng từ tàu, cảng và vận chuyển về đến nhà.

Điều kiện DAP – Giao hàng tại nơi đến

Điều kiện DAP tương tự như DDU ở Incoterms 2000, người bán sẽ chịu mọi chi phí và rủi ro khi hàng đến nơi quy định. Thế nhưng, người bán không có trách nhiệm phải làm thủ tục xuất nhập khẩu và dỡ hàng từ xe tải, container xuống kho của bên mua. Đồng nghĩa với việc mọi công việc và rủi ro sẽ do bên mua hàng chịu trách nhiệm.

Điều kiện DDP – Giao đã trả thuế hoặc Giao hàng đã thông quan xuất nhập khẩu

Với điều kiện DDP người bán sẽ là người sắp xếp hàng hóa vận chuyển đến nơi chỉ định của người mua. Ngoài ra, người bán cũng sẽ làm các thủ tục thông quan, mua bảo hiểm, chịu trách nhiệm rủi ro hay nộp thuế xuất nhập khẩu. Về phía người mua có trách nhiệm dỡ hàng từ phương tiện vận tải xuống kho chứa hàng của mình.

Mong rằng, với bài viết trên đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về điều kiện Incoterms khi xuất nhập khẩu theo đường hàng không và lựa chọn điều kiện Incoterms phù hợp nhất. Mọi thắc mắc về thuế và các thủ tục hải quan, vận chuyển hàng hóa, hãy nhanh tay liên hệ đến Vietpost Logistics để được giải đáp tốt nhất.

>> Xem thêm: [TỔNG HỢP] Những nguyên nhân gây hư hỏng hàng hóa khi vận chuyển từ Úc về Việt Nam

Thông tin liên hệ:

VietPost Pty Ltd

Hotline (Úc): +61451818366

Hotline (Việt Nam): +84966735678

WhatsApp: +84 96 673 56 78

Email: [email protected]

Địa chỉ nhận hàng: Lot. 06 , 14-16 Belmore Road, Punchbowl NSW 2196.